Hiệu phó Trường Giáo dưỡng số 2 nhấn mạnh, ở nơi có học sinh từ trường giáo dưỡng trở về, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, không được coi các em là tội phạm, không được đối xử phân biệt. Cần quan tâm tạo điều kiện để các em được tham gia các hoạt động của tổ chức, đoàn thể trong lứa tuổi, giúp các em xóa bỏ mặc cảm, ổn định tâm lý. Từ một mô hình điểm Đó là cách gọi của cán bộ, chiến sỹ Công an phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về chuyên đề: Liên kết giữa Công an phường với các trường học và cụm dân cư trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hành vi xâm hại trẻ em, trẻ em làm trái pháp luật. "Truy xét, bắt giữ đối tượng không khó, cái khó là phải lý giải được nguyên nhân nào khiến các cháu vi phạm pháp luật, từ đó có biện pháp quản lý, giáo dục, phòng ngừa", Trung tá Lê Đức Cán - Trưởng Công an phường Đồng Nhân tâm sự. Từ nhận thức đó, sau mỗi vụ việc xảy ra, cán bộ thụ lý đều tập trung phân tích động cơ dẫn đến sự việc. "Đáp số chung" của các vụ việc được đúc rút, phần lớn đối tượng trẻ em, học sinh vi phạm pháp luật đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, như bố mẹ bỏ nhau, bố hoặc mẹ đang thụ án tù và phổ biến nhất là trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình. Đáp số ấy đã giúp Công an phường Đồng Nhân xây dựng được những biện pháp cơ bản cho chuyên đề "Vì con trẻ". Gần 5 năm triển khai Đề án 4, phường Đồng Nhân đang tạo được thế trận an ninh vững chắc trong và ngoài trường học thông qua các mô hình, chuyên đề như: "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, gia đình văn hóa"; "Nhà trường văn hóa, kỷ cương nền nếp - Trường lớp khang trang, chất lượng toàn diện - Thầy cô dạy tốt, học trò chăm ngoan, hay phong trào "3 chống" trong học sinh (chống cướp, cưỡng đoạt tài sản của học sinh, chống ma túy trong trường học, chống lưu hành văn hóa phẩm độc hại và tàng trữ vũ khí). Từng trường, cụm dân cư đều xây dựng mô hình điểm về quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Trở thành phường điểm của quận Hai Bà Trưng về công tác giáo dục, phòng ngừa trẻ em hư, trẻ em vi phạm pháp luật thông qua phát huy sức mạnh của các đoàn thể, sự phối kết hợp giữa mô hình gia đình - nhà trường - xã hội, song cán bộ, chiến sỹ Công an phường Đồng Nhân vẫn cho rằng, yếu tố gia đình có vai trò then chốt nhất. Nói một cách hình ảnh, đây chính là mảnh đất quyết định chất lượng chồi non tương lai được gieo mầm từ đây. Đừng "khép cửa" với trẻ em hư Là một Thẩm phán giàu thâm niên của TAND TP Hà Nội, bà Ngô Thị Yến chia sẻ: Đến nay, câu "con hư tại mẹ" vẫn còn đúng. Nếu các bậc phụ huynh quá nuông chiều con, sẽ tạo ra thói ích kỷ, ỷ lại. Đến lúc nào đó, khi nhu cầu không được thỏa mãn, trẻ sẽ bất mãn. Đó cũng là mầm mống trẻ vị thành niên phạm tội. Cũng có không ít trẻ sa chân vào các tệ nạn từ sự đổ vỡ của gia đình. Thiếu thốn tình cảm, không người săn sóc, dạy dỗ, các em bị tiêm nhiễm lối sống buông thả. Rất nhiều bị cáo "nhí" khi trả lời thẩm vấn đều tỏ ra ngây ngô và hầu hết không ý thức được hậu quả của mình gây ra. Cùng với đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin với chiều hướng tiêu cực cũng là mối tiềm ẩn khôn lường. Phần nhiều các vụ án, bị cáo đã bỏ học, chôn chân ở quán "nét" để vui thú với trò game bạo lực. Hay qua "chát", trẻ giao du với thành phần xấu và bị rủ rê.
Một thực tế đáng buồn là hành động của trẻ vị thành niên ngày càng táo bạo, liều lĩnh. Hiện tượng thanh, thiếu niên phạm pháp là hậu quả không thể tránh của khủng hoảng gia đình và sự xuống cấp của nền giáo dục. Các em là những kẻ phạm pháp nhưng là nạn nhân của một xã hội quản lý chưa tốt, bởi những người lớn thiếu trách nhiệm. Ông Mã Ngọc Thể - Giám đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân phân tích, đặc trưng tâm lý của tuổi mới lớn là hiếu động, ưa khám phá. Ở tuổi mới lớn, các em muốn làm điều gì đó to tát nhằm tự khẳng định mình. Trong đó, không ít em, cố tình phạm tội để mong được mọi người quan tâm, chú ý. Lứa tuổi cắp sách tới trường với sức ép bài vở dễ nảy sinh tâm lý sợ học, chán học. Bởi vậy, trẻ thường tìm đến các trò chơi tìm sự giải tỏa, rồi nghiện games... Và để có tiền, trẻ sẵn sàng đi cướp, trộm. Do đó, cùng với việc quản lý trẻ vị thành niên theo cách mà chúng ta đang làm: Thắt chặt quản lý theo tam giác "Gia đình - nhà trường - xã hội", cần cải tạo môi trường quanh trẻ. Quan trọng hơn cả là mỗi gia đình cần có kế hoạch cụ thể giờ học, giờ chơi và quản lý chặt các phương tiện nghe nhìn, không cho trẻ tự do sử dụng tùy tiện. Các bậc phụ huynh cũng phải dành nhiều thời gian để quan sát các biểu hiện tâm lý hàng ngày của con. Từ đó, tìm cách hiểu trẻ để dạy dỗ phù hợp, tránh mọi sự đã rồi thì quá muộn. Thầy Lê Kim Thanh, Hiệu phó Trường Giáo dưỡng số 2, cho rằng, phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng trẻ em vi phạm pháp luật là trách nhiệm của toàn xã hội. Thầy nhấn mạnh, ở nơi có học sinh từ trường giáo dưỡng trở về, cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, không được coi các em là tội phạm, không được đối xử phân biệt. Mặt khác, cần quan tâm tạo điều kiện để các em được tham gia các hoạt động của tổ chức, đoàn thể trong lứa tuổi, giúp các em xóa bỏ mặc cảm, ổn định tâm lý. Đồng thời, quan tâm giúp các em tìm việc làm, ổn định cuộc sống.
| |||
X.Mai - H.Vũ |
Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014
Đừng "khép cửa" với trẻ em hư
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét