(chuyêngiatâmlý.vn) Những tưởng xã hội ngày càng phát triển, thì mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ bớt căng thẳng và trở nên dễ chịu hơn trước. Nhưng thời gian gần đây, Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân (số 9b, ngõ 44, phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội) lại tiếp nhận khá nhiều ca tham vấn liên quan đến vấn đề tế nhị này.
Ảnh: inmagine.com
Sau khi lấy chồng, buồn nhiều hơn vui
Hà là cô gái xinh đẹp, hiền lành, có công ăn việc làm ổn định, nhưng từ khi về nhà chồng, cuộc sống của cô buồn nhiều hơn vui. Lý do là mẹ chồng cô rất hay xét nét con dâu. Nhà chỉ có một cậu con trai, nên bà dồn mọi tình cảm, lo lắng cho con. Nhưng từ khi con lấy vợ, bà không còn được độc quyền chăm sóc cậu quý tử đâm ra thất vọng, dồn mọi ấm ức lên đầu Hà.
Trước kia, mỗi khi bị hắt hơi, sổ mũi, sợ con trai lo lắng ảnh hưởng đến công việc, bà thường giấu kín. Bây giờ, ốm đau một chút, bà vào viện luôn để xem con dâu có đủ nhẫn nại chăm sóc mẹ chồng không. Nhiều khi, chỉ cần thấy con trai chiều chuộng, âu yếm vợ trước mặt mình, y như rằng hôm sau nếu không ốm liệt giường, bà cũng nước mắt ngắn dài, sụt sùi bỏ cơm vì “cái thằng coi vợ hơn mẹ”.
Hà không biết làm gì hơn là nuốt ấm ức vào lòng, bởi cô sợ nếu lỡ lời nói một câu mẹ chồng không vừa ý “bà giận thì chết”. Cô không hiểu tại sao mẹ chồng lại có thái độ như thế đối với mình dù cô đã rất cố gắng làm bà vui lòng.
Những lúc như thế, cô chỉ biết khóc thầm và cầu mong mọi chuyện chóng qua. Lâu dần, cô không còn dám thể hiện tình cảm với chồng trước mặt mẹ, không dám nói với anh những lời âu yếm vì sợ bà giận lại bỏ cơm. Quá bế tắc trước cuộc sống, Hà gọi điện đến trung tâm tư vấn để được giúp đỡ.
Chị Thu Mai, 28 tuổi, lấy chồng được 3 năm, cũng cảm thấy “khó ở” với nhà chồng. Chị thừa nhận mình khá vụng về trong ứng xử, nhưng sự hà khắc của bố mẹ chồng đã cộng hưởng cho những mâu thuẫn bột phát liên miên. Khi chưa có con thì còn đỡ, bởi hai vợ chồng ở riêng, nhưng từ khi có thằng cháu thì tình hình ngày càng căng thẳng do mẹ chồng chuyển đến để chăm cháu.
Chị Mai cho biết, chuyện trong nhà từ bé đến lớn mẹ chồng đều can thiệp mà chị thì không dám chống lại. Con mới 6 tháng tuổi, bà đã bắt cháu cai sữa với lý do sữa ngoại giờ tốt không thua kém gì sữa mẹ. Bà rất ít khi để cho Mai bế con vì “sẽ làm cho thằng bé sau này lớn lên không tự lập”.
Một lần đi làm về, nhìn thấy mẹ chồng đang lúi húi trong bếp, Mai chào thật to: “Con chào bà nội”, thế là bị bà giận gần một tuần liền vì nghĩ con dâu coi thường mình. Chồng chị Mai không dám can thiệp vì cũng sợ mẹ. Chính vì thế, tổ ấm nhỏ bé của họ ít khi thấy được niềm vui vì sự hiện diện của mẹ chồng.
Sự không hiểu nhau làm quan hệ xấu đi
Qua trò chuyện với nhiều khách hàng, các chuyên gia tư vấn tâm lý nhận ra rằng lý do chủ yếu làm xấu đi mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là sự không hiểu nhau. Người trẻ cần hiểu rằng người già dễ tủi thân, khó tính, đôi khi lẩm cẩm. Người già cũng nên thông cảm với tuổi trẻ, họ vụng về, vô tư, “hiện đại” hơn mình.
Để xoá bỏ mâu thuẫn, theo chuyên gia tâm lý Mã Ngọc Thể, Giám đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu nên là mối qua hệ “cộng cảm”, chia sẻ với nhau mối quan tâm săn sóc con, chồng. Nếu xác định được ranh giới, mức độ cần thiết trong sự chăm sóc đến “đối tượng chung” thì sẽ tạo ra được sự cộng hưởng tình cảm.
Chẳng hạn, trường hợp mẹ chồng của chị Hà, khi chưa lấy vợ, anh luôn nghe theo ý kiến và sự sắp đặt của mẹ. Nhưng sau khi lấy vợ rồi thì tình cảm đó bị san sẻ, sự quan tâm đến mẹ có phần hạn chế. Người mẹ cũng là người có cảm giác “mất mát” nhiều nhất và “đổ lỗi” tại con dâu. Bên cạnh đó, hành động âu yếm vợ trước mặt có thể khiến bà cảm thấy tủi thân. Nếu con dâu không hiểu được tâm lý này, sẽ không thông cảm được với mẹ chồng và dễ cho rằng bà ích kỷ, khó tính.
Qua kinh nghiệm tham vấn tâm lý trực tiếp cho nhiều trường hợp mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, các chuyên gia tư vấn tâm lí của Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân đưa ra một vài ý kiến để bạn đọc cùng suy ngẫm:
- Nếu ai từng rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu, đặc biệt là chịu sự đối xử không công bằng của mẹ chồng, điều trước tiên là hãy cố gắng lý giải và tìm ra nguyên nhân sâu xa của những hành động đó. Khi đã tìm ra rồi, con dâu sẽ dễ thông cảm với mẹ chồng hơn.
- Một người vợ khôn khéo cũng sẽ biết cách lôi kéo chồng mình vào cuộc, tuy nhiên không phải là cuộc chiến mà là cuộc chinh phục. Hãy luôn tâm niệm rằng: Không người mẹ nào ghét bỏ những đứa con có hiếu và biết cách bày tỏ lòng yêu thương chân thành với họ.
- Cuối cùng, nếu cả mẹ chồng và con dâu đều cố gắng đặt mình vào địa vị của nhau thì như thế là họ đã tạo ra cơ hội để hiểu và dễ thông cảm cho nhau hơn. Nếu như người mẹ chồng nào cũng nghĩ rằng: “Dâu là con, nó đã về gia đình mình, cũng như con gái mình đi lấy chồng, mình thương nó rồi nó cũng sẽ thương mình”. Và người con dâu nào cũng nghĩ: “Mặc dù mẹ không trực tiếp sinh ra mình nhưng có công sinh thành nuôi dưỡng chồng mình. Vì vậy việc kính yêu, tôn trọng bố mẹ chồng là điều mà một người con dâu nên làm” thì có lẽ chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu sẽ không còn nhức nhối nữa.
Theo Đặng Tâm/GĐ - http://giadinh.net.vn/home/200810130...-doi-chieu.htm
Ảnh: inmagine.com
Sau khi lấy chồng, buồn nhiều hơn vui
Hà là cô gái xinh đẹp, hiền lành, có công ăn việc làm ổn định, nhưng từ khi về nhà chồng, cuộc sống của cô buồn nhiều hơn vui. Lý do là mẹ chồng cô rất hay xét nét con dâu. Nhà chỉ có một cậu con trai, nên bà dồn mọi tình cảm, lo lắng cho con. Nhưng từ khi con lấy vợ, bà không còn được độc quyền chăm sóc cậu quý tử đâm ra thất vọng, dồn mọi ấm ức lên đầu Hà.
Trước kia, mỗi khi bị hắt hơi, sổ mũi, sợ con trai lo lắng ảnh hưởng đến công việc, bà thường giấu kín. Bây giờ, ốm đau một chút, bà vào viện luôn để xem con dâu có đủ nhẫn nại chăm sóc mẹ chồng không. Nhiều khi, chỉ cần thấy con trai chiều chuộng, âu yếm vợ trước mặt mình, y như rằng hôm sau nếu không ốm liệt giường, bà cũng nước mắt ngắn dài, sụt sùi bỏ cơm vì “cái thằng coi vợ hơn mẹ”.
Hà không biết làm gì hơn là nuốt ấm ức vào lòng, bởi cô sợ nếu lỡ lời nói một câu mẹ chồng không vừa ý “bà giận thì chết”. Cô không hiểu tại sao mẹ chồng lại có thái độ như thế đối với mình dù cô đã rất cố gắng làm bà vui lòng.
Những lúc như thế, cô chỉ biết khóc thầm và cầu mong mọi chuyện chóng qua. Lâu dần, cô không còn dám thể hiện tình cảm với chồng trước mặt mẹ, không dám nói với anh những lời âu yếm vì sợ bà giận lại bỏ cơm. Quá bế tắc trước cuộc sống, Hà gọi điện đến trung tâm tư vấn để được giúp đỡ.
Chị Thu Mai, 28 tuổi, lấy chồng được 3 năm, cũng cảm thấy “khó ở” với nhà chồng. Chị thừa nhận mình khá vụng về trong ứng xử, nhưng sự hà khắc của bố mẹ chồng đã cộng hưởng cho những mâu thuẫn bột phát liên miên. Khi chưa có con thì còn đỡ, bởi hai vợ chồng ở riêng, nhưng từ khi có thằng cháu thì tình hình ngày càng căng thẳng do mẹ chồng chuyển đến để chăm cháu.
Chị Mai cho biết, chuyện trong nhà từ bé đến lớn mẹ chồng đều can thiệp mà chị thì không dám chống lại. Con mới 6 tháng tuổi, bà đã bắt cháu cai sữa với lý do sữa ngoại giờ tốt không thua kém gì sữa mẹ. Bà rất ít khi để cho Mai bế con vì “sẽ làm cho thằng bé sau này lớn lên không tự lập”.
Một lần đi làm về, nhìn thấy mẹ chồng đang lúi húi trong bếp, Mai chào thật to: “Con chào bà nội”, thế là bị bà giận gần một tuần liền vì nghĩ con dâu coi thường mình. Chồng chị Mai không dám can thiệp vì cũng sợ mẹ. Chính vì thế, tổ ấm nhỏ bé của họ ít khi thấy được niềm vui vì sự hiện diện của mẹ chồng.
Sự không hiểu nhau làm quan hệ xấu đi
Qua trò chuyện với nhiều khách hàng, các chuyên gia tư vấn tâm lý nhận ra rằng lý do chủ yếu làm xấu đi mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là sự không hiểu nhau. Người trẻ cần hiểu rằng người già dễ tủi thân, khó tính, đôi khi lẩm cẩm. Người già cũng nên thông cảm với tuổi trẻ, họ vụng về, vô tư, “hiện đại” hơn mình.
Để xoá bỏ mâu thuẫn, theo chuyên gia tâm lý Mã Ngọc Thể, Giám đốc Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân thì quan hệ mẹ chồng nàng dâu nên là mối qua hệ “cộng cảm”, chia sẻ với nhau mối quan tâm săn sóc con, chồng. Nếu xác định được ranh giới, mức độ cần thiết trong sự chăm sóc đến “đối tượng chung” thì sẽ tạo ra được sự cộng hưởng tình cảm.
Chẳng hạn, trường hợp mẹ chồng của chị Hà, khi chưa lấy vợ, anh luôn nghe theo ý kiến và sự sắp đặt của mẹ. Nhưng sau khi lấy vợ rồi thì tình cảm đó bị san sẻ, sự quan tâm đến mẹ có phần hạn chế. Người mẹ cũng là người có cảm giác “mất mát” nhiều nhất và “đổ lỗi” tại con dâu. Bên cạnh đó, hành động âu yếm vợ trước mặt có thể khiến bà cảm thấy tủi thân. Nếu con dâu không hiểu được tâm lý này, sẽ không thông cảm được với mẹ chồng và dễ cho rằng bà ích kỷ, khó tính.
Qua kinh nghiệm tham vấn tâm lý trực tiếp cho nhiều trường hợp mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, các chuyên gia tư vấn tâm lí của Trung tâm Tham vấn tâm lý Hoàng Nhân đưa ra một vài ý kiến để bạn đọc cùng suy ngẫm:
- Nếu ai từng rơi vào hoàn cảnh mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu, đặc biệt là chịu sự đối xử không công bằng của mẹ chồng, điều trước tiên là hãy cố gắng lý giải và tìm ra nguyên nhân sâu xa của những hành động đó. Khi đã tìm ra rồi, con dâu sẽ dễ thông cảm với mẹ chồng hơn.
- Một người vợ khôn khéo cũng sẽ biết cách lôi kéo chồng mình vào cuộc, tuy nhiên không phải là cuộc chiến mà là cuộc chinh phục. Hãy luôn tâm niệm rằng: Không người mẹ nào ghét bỏ những đứa con có hiếu và biết cách bày tỏ lòng yêu thương chân thành với họ.
- Cuối cùng, nếu cả mẹ chồng và con dâu đều cố gắng đặt mình vào địa vị của nhau thì như thế là họ đã tạo ra cơ hội để hiểu và dễ thông cảm cho nhau hơn. Nếu như người mẹ chồng nào cũng nghĩ rằng: “Dâu là con, nó đã về gia đình mình, cũng như con gái mình đi lấy chồng, mình thương nó rồi nó cũng sẽ thương mình”. Và người con dâu nào cũng nghĩ: “Mặc dù mẹ không trực tiếp sinh ra mình nhưng có công sinh thành nuôi dưỡng chồng mình. Vì vậy việc kính yêu, tôn trọng bố mẹ chồng là điều mà một người con dâu nên làm” thì có lẽ chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu sẽ không còn nhức nhối nữa.
Theo Đặng Tâm/GĐ - http://giadinh.net.vn/home/200810130...-doi-chieu.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét